• Home
  • Dinh Dưỡng Bệnh Lý
  • Dinh Dưỡng Cho Bé
  • Dinh Dưỡng Cho Mẹ
  • Kiến Thức Dinh Dưỡng
  • Tài Liệu Dinh Dưỡng
No Result
View All Result
  • Home
  • Dinh Dưỡng Bệnh Lý
  • Dinh Dưỡng Cho Bé
  • Dinh Dưỡng Cho Mẹ
  • Kiến Thức Dinh Dưỡng
  • Tài Liệu Dinh Dưỡng
No Result
View All Result
Bác Sỹ Dinh Dưỡng
No Result
View All Result

Cách ăn dặm bé 7 tháng tuổi

Tường Vi by Tường Vi
25/06/2023

Bài viết chia sẻ về nhu cầu và cách ăn dặm bé 7 tháng tuổi; một số lưu ý khi ăn dặm trong giai đoạn này.

NỘI DUNG

  • 1 Nhu cầu các chất dinh dưỡng vào 7 tháng tuổi
  • 2 Cách ăn dặm bé 7 tháng tuổi
  • 3 Một số lưu ý khi ăn dặm bé 7 tháng tuổi

Nhu cầu các chất dinh dưỡng vào 7 tháng tuổi

7 tháng tuổi là thời điểm chuyển tiếp từ giai đoạn mới tập ăn dặm, chuẩn bị cho sự tăng trưởng ở những tháng tiếp theo. Lúc này, sữa vẫn là nguồn cung cấp năng lượng chính cho bé. Chiến 2/3 tổng nhu cầu năng lượng mỗi ngày.

Sau 7 tháng là giai đoạn sự tăng trưởng của hầu hết cơ quan trong cơ thể giảm đi, dù vẫn ở mức cao. Nhu cầu chất béo giảm hơn giai đoạn trước; nhưng vẫn có vai trò quan trọng trong khẩu phần ăn để myelin hóa các dây thần kinh trong cơ thể. Nhu cầu chất bột đường tăng cao dần; đáp ứng với hoạt động cơ bắp và thần kinh khi tập bò, đi, đứng và các kĩ năng khác.

Cách ăn dặm bé 7 tháng tuổi

Giai đoạn này, đa số trẻ có răng sữa đầu tiên. Thay vì những bữa ăn chỉ hoàn toàn là bột, cháo xay nhuyễn; mẹ cần tập cho con ăn bột sệt, lợn cợn mềm. Tăng dần độ cứng của thức ăn theo thời gian.

Bé 7 tháng tuổi đã ăn được khá nhiều loại thực phẩm. Bữa ăn nên đa dạng các thành phần (chất đường bột, chất đạm, chất béo và rau quả). Chén bột của bé 7 tháng cần đủ 4 nhóm thực phẩm. Thành phần trung bình trong một chén bột hoặc cháo ăn dặm như sau:

  • Chất bột đường: 150 – 200ml bột sệt.
  • Chất đạm (thịt, cá): 30g tương đương 1 muỗng canh vun.
  • Rau: 30g tương đương 2 muỗng canh vun.
  • Chất béo: 10g tương đương 1 muỗng canh đầy.

Ngày nay có nhiều phương pháp ăn dặm khác khau. Như ăn dặm kiểu nhật, ăn dặm truyền thống hay ăn dặm bé tự chỉ huy. Mẹ có thể áp dụng bất kì phương pháp nào cho bé; miễn là phù hợp độ tuổi và đủ các thành phần nói trên trong một phần ăn.

Đọc thêm: Cách nấu cháo chuẩn dinh dưỡng cho trẻ trên 7 tháng tuổi.

Tăng dần số bữa ăn, bé có thể ăn 2 chén bột và 1 phần trái cây mỗi ngày.

Tạo không khí vui vẻ, thân thiện trong bữa ăn. Ngoài việc cho bé ăn đủ các nhóm thực phẩm, thì việc tập thói quen ăn uống lành mạnh là rất quan trọng. Tập cho trẻ ngồi ngay ngắn. Ba mẹ cùng nói chuyện về thức ăn. Hướng dẫn bé cách nhai, nuốt, cầm thức ăn, cầm muỗng… Khuyến khích bé tự xúc thức ăn hoặc cầm thức ăn vào miệng. Không la mắng hay ép trẻ ăn. Đây là lúc bé khám phá thức ăn, mùi vị, cảm nhận tình yêu thương của bố mẹ.

Việc của bố mẹ là chọn thực phẩm lành mạnh và phù hợp cho bé. Việc của bé là lựa chọn ăn gì và ăn bao nhiêu.

Một số lưu ý khi ăn dặm bé 7 tháng tuổi

Bố mẹ có thể tập dần cho bé ăn hầu hết các loại thức ăn lành mạnh ở 4 nhóm thực phẩm: đạm, đường, béo, rau củ quả. Trừ những thực phẩm dưới đây cần phải lưu ý:

  • Mật ong trước 12 tháng vì có thể gây ra ngộ độc botulium.
  • Đồ uống hoặc thực phẩm chưa được khử trùng có thể khiến bé có nguy cơ nhiễm khuẩn.
  • Thực phẩm có thêm đường, chất làm ngọt không được khuyến khích. Bao gồm: bánh nướng, sữa chua có hương vị hoặc bánh quy, soda, nước ngọt, đồ uống nước trái cây.
  • Nên tránh thực phẩm giàu muối (natri), chẳng hạn như một số thực phẩm đóng hộp, thịt chế biến sẵn. Không nêm muối khi nấu đồ ăn cho bé.
  • Sữa tươi và chế phẩm từ sữa không nên dùng cho trẻ trước 12 tháng. Thành phần sữa tươi không phù hợp với bé. Nó cũng có quá nhiều protein và khoáng chất tăng áp lực thải qua thận.
  • Trẻ không nên uống bất kỳ trái cây hoặc nước ép rau quả nào trước khi được 12 tháng tuổi. Mẹ nên chọn ăn nguyên quả hơn là ép lấy nước cho bé uống.
  • Nên tránh đồ uống có chứa caffein, chẳng hạn như nước ngọt, trà, cà phê và cho trẻ 7 tháng nói riêng và dưới 2 tuổi nói chung.
  • Một số thực phẩm con có dị ứng trước đó.
  • Không nên ăn xúc xích, quả hạch, hạt, kẹo tròn, bỏng ngô, trái cây và rau sống, cứng, nho hoặc bơ đậu phộng. Những thực phẩm này không an toàn và có thể khiến con bạn bị sặc.

Đọc thêm về ăn dặm tại đây

Cuối cùng, bác sĩ chúc bé yêu nhà mình luôn khỏe mạnh và là những em bé hạnh phúc nhé.

Nguồn: cdc.gov , unicef.gov , stanfordchildrens.org …

Bác sĩ Vi Thị Tươi

Rate this post
Tường Vi

Tường Vi

Related Posts

Ăn dặm 4 tháng cho bé như thế nào?
Theo Độ Tuổi

Ăn dặm 4 tháng cho bé như thế nào?

25/06/2023
Bác sĩ dinh dưỡng mách mẹ nấu cháo chuẩn cho trẻ trên 7 tháng tuổi
Theo Độ Tuổi

Bác sĩ dinh dưỡng mách mẹ nấu cháo chuẩn cho trẻ trên 7 tháng tuổi

25/06/2023
Next Post
Ăn gì có canxi nhiều nhất?

Ăn gì có canxi nhiều nhất?

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÀI VIẾT MỚI

  • Uống sữa hạt có tăng cân không?
  • Sữa mẹ vắt ra bé uống không hết để được bao lâu?
  • Đánh bài ăn tiền Hull City AFC đang liên kết với nhà cái nào?
  • Canxi – Khoáng chất có khối lượng lớn nhất trong cơ thể
  • Kali – những điều cần biết

GIỚI THIỆU

Bacsidinhduong.info chia sẻ kiến thức Dinh Dưỡng đến mọi người. Mang lại tư duy đúng đắn về dinh dưỡng cho cộng đồng.

CHUYÊN MỤC

  • Các Chất Sinh Năng Lượng
  • Dinh Dưỡng Bệnh Lý
  • Dinh Dưỡng Cho Bé
  • Dinh Dưỡng Cho Mẹ
  • Khoáng Chất
  • Kiến Thức Dinh Dưỡng
  • Nước
  • Sau Sinh Và Cho Con Bú
  • Tài Liệu Dinh Dưỡng
  • Theo Độ Tuổi
  • Tin Tức
  • Trước Mang Thai
  • Vitamin
  • Đang Mang Thai
  • Giới Thiệu
  • Chính Sách Bảo Mật
  • Liên Hệ

Copyright © 2021 Bác sĩ dinh dưỡng | Powered by Bác sĩ dinh dưỡng

No Result
View All Result
  • Home
  • Dinh Dưỡng Bệnh Lý
  • Dinh Dưỡng Cho Bé
  • Dinh Dưỡng Cho Mẹ
  • Kiến Thức Dinh Dưỡng
  • Tài Liệu Dinh Dưỡng

Copyright © 2021 Bác sĩ dinh dưỡng | Powered by Bác sĩ dinh dưỡng