• Home
  • Dinh Dưỡng Bệnh Lý
  • Dinh Dưỡng Cho Bé
  • Dinh Dưỡng Cho Mẹ
  • Kiến Thức Dinh Dưỡng
  • Tài Liệu Dinh Dưỡng
No Result
View All Result
  • Home
  • Dinh Dưỡng Bệnh Lý
  • Dinh Dưỡng Cho Bé
  • Dinh Dưỡng Cho Mẹ
  • Kiến Thức Dinh Dưỡng
  • Tài Liệu Dinh Dưỡng
No Result
View All Result
Bác Sỹ Dinh Dưỡng
No Result
View All Result

Chất đạm có vai trò gì?

Tường Vi by Tường Vi
25/06/2023

Đạm là chất dinh dưỡng quý. Chúng tham gia vào rất nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể mà không thể thay thế. Vậy, chất đạm có vai trò gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới này nhé!

NỘI DUNG

  • 1 Là vật liệu cấu trúc
  • 2 Một số protein hoạt động như các enzym
  • 3 Như một hormone
  • 4 Chất đạm có vai trò gì trong cân bằng dịch
  • 5 Cân bằng kiềm – toan
  • 6 Vận chuyển các chất
  • 7 Thành phần của các yếu tố miễn dịch
  • 8 Nguồn năng lượng khi thiếu glucose
  • 9 Các vai trò khác

Là vật liệu cấu trúc

Protein là thành phần cấu trúc chính của tất cả các tế bào của cơ thể.

Ví dụ để tạo xương hoặc răng, các tế bào tạo một ma trận protein collagen, sau đó lấp đầy bởi các tinh thể canxi, phốt pho, magiê, florua và các khoáng chất khác.

Collagen cũng ttạo nên dây chằng, gân và tăng cường liên kết giữa các tế bào thành động mạch; giúp động mạch có thể đàn hồi chịu được áp lực mỗi lần co bóp của tim.

Protein cũng cần thiết để thay thế các tế bào chết. Một tế bào da tồn tại khoảng 30 ngày. Khi các tế bào da cũ chết, bong đi, các tế bào mới được tạo ra thay thế. Tế bào cơ tạo ra protein mới để phát triển lớn và mạnh hơn, đáp ứng với việc tập thể dục. Các tế bào của ruột được thay thế vài ngày một lần.

Cả bên trong và bên ngoài, cơ thể liên tục sử dụng protein để tạo ra các tế bào mới thay thế những tế bào đã bị mất

Một số protein hoạt động như các enzym

Protein là thành phần khong thể thiếu trong các emzym xúc tác. Các chất này có thể dị hóa, đồng hóa hoặc chuyển đổi chất này thành chất khác. Tạo nên sản phẩm thực hiện nhiều chức năng khác nhau trong cơ thể.

Như một hormone

Nhiều hormone trong cơ thể là protein. Ví dụ quen thuộc đó là hormone insulin. Sau bữa ăn, khi lượng đường trong máu tăng lên, tuyến tụy giải phóng insulin. Insulin kích thích vận chuyển protein của cơ và mô mỡ để bơm glucose vào tế bào nhanh hơn. Nếu đường huyết giảm, tuyến tụy tiết ra insulin chậm lại.

Nhiều protein khác hoạt động như các hormone, điều chỉnh nhiều hoạt động khác nhau trong cơ thể:

  • Oxytocin và prolactin: Giúp cho việc sản xuất sữa và tiết sữa.
  • Insulin và glucagon: Điều chỉnh đường huyết.
  • Thyroxine: Điều chỉnh trao đổi chất của cơ thể.
  • Calcitonin và hormone tuyến cận giáp: Điều chỉnh canxi máu.
  • Angiotensin, renin, và hormon chống bài niệu: Cân bằng nước và điện giải.

Chất đạm có vai trò gì trong cân bằng dịch

Protein tạo áp lực keo giúp duy trì cân bằng dịch của cơ thể. Nếu giảm protein máu có thể gây tràn dịch, phù. Nguyên nhân giảm protein máu có thể là do:

● Mất quá nhiều protein do viêm nhiễm và các bệnh lý hội chứng thận hư, viêm cầu thận…

● Tổng hợp protein không đầy đủ do bệnh gan gây ra.

● Chế độ ăn uống không đủ chất đạm.

Dù nguyên nhân là gì, kết quả đều làm giảm khả năng cung cấp dinh dưỡng và oxy cho các tế bào; giảm thải chất thải từ chúng. Kết quả là, các tế bào không hoạt động tối ưu nhất.

Cân bằng kiềm – toan

Hoạt động của cơ thể liên tục tạo ra axit và bazơ, mà máu mang đến thận và phổi để bài tiết.

Protein hoạt động như hệ đệm bằng cách mang điện tích âm, thu hút các ion H+, có điện tích dương. Kết quả là duy trì cân bằng axit-bazơ của máu. Độ pH được duy trì từ 7,35 và 7,45. Ngoài phạm vi này, có thể dẫn đến hôn mê và tử vong, phần lớn do biến tính protein.

Vận chuyển các chất

Một số protein di chuyển trong cơ thể, mang theo các chất dinh dưỡng và các phân tử khác. Protein hemoglobin mang oxy từ phổi đến các tế bào. Các lipoprotein vận chuyển lipid xung quanh cơ thể. Các protein vận chuyển đặc biệt mang theo vitamin và khoáng chất. Mỗi protein vận chuyển có tính đặc hiệu cho một hợp chất hoặc nhóm nào đó.

Thành phần của các yếu tố miễn dịch

Protein cũng bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật. Khi một loại virus xâm nhập vào cơ thể, khi cơ thể phát hiện ra những kháng nguyên này, nó sẽ sản xuất kháng thể là các phân tử protein khổng lồ. Nếu không đủ protein, cơ thể không thể duy trì kháng thể chống lại các bệnh truyền nhiễm.

Mỗi kháng thể được thiết kế để tiêu diệt một kháng nguyên riêng. Một khi tạo ra các kháng thể, nó “ghi nhớ”, khi cơ thể gặp lại kháng nguyên đó, nó tạo ra kháng thể nhanh hơn.

Nguồn năng lượng khi thiếu glucose

Trong cơ thể có 3 tế bào: não, cơ và hồng cầu chỉ sử dụng glucose làm năng lượng. Nếu cung cấp thiếu glucose, protein trong cơ và xương sẽ tham gia tạo năng lượng thay thế. Mặc dù protein cần thiết để thực hiện công việc quan trọng khác mà chỉ chúng mới có thể thực hiện.

Nhờ vậy, protein có thể duy trì lượng đường trong máu, nhưng đồng nghĩa là mất đi khối nạc của cơ thể.

Các vai trò khác

Như đã đề cập trước đó, protein là thành phần không thể thiếu của hầu hết các cấu trúc như da, cơ và xương. Chúng cũng tham gia vào đông máu và thị lực.

Khi một mô bị thương, một chuỗi sự kiện diễn ra nhanh chóng, sản sinh ra fibrin, sau đó là tạo thành cục máu đông. Tiếp theo, protein collagen hình thành một vết sẹo để thay thế cục máu đông và làm lành vết thương.

Các các sắc tố nhạy cảm với ánh sáng trong các tế bào của võng mạc mắt là các phân tử của protein opsin. Opsin phản ứng với ánh sáng bằng cách thay đổi hình dạng của nó. Do đó, bắt đầu các xung thần kinh truyền cảm giác thị giác đến não.

Các axit amin cũng linh hoạt như protein. Ngoài đóng vai trò là khối xây dựng protein trong cơ thể, axit amin có nhiều vai trò trong việc điều chỉnh các con đường hỗ trợ tăng trưởng, sinh sản, trao đổi chất và miễn dịch.

Nguồn: Understending nutriton

Bác sĩ Vi Thị Tươi

Rate this post
Tường Vi

Tường Vi

Related Posts

Uống sữa hạt có tăng cân không
Kiến Thức Dinh Dưỡng

Uống sữa hạt có tăng cân không?

19/09/2023
Canxi – Khoáng chất có khối lượng lớn nhất trong cơ thể
Khoáng Chất

Canxi – Khoáng chất có khối lượng lớn nhất trong cơ thể

25/06/2023
Kali – những điều cần biết
Khoáng Chất

Kali – những điều cần biết

25/06/2023
Cách bổ sung Vitamin D3 cho bé yêu
Vitamin

Cách bổ sung Vitamin D3 cho bé yêu

25/06/2023
Next Post
Sữa mẹ để nhiệt độ phòng được bao lâu?

Sữa mẹ để nhiệt độ phòng được bao lâu?

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÀI VIẾT MỚI

  • Uống sữa hạt có tăng cân không?
  • Sữa mẹ vắt ra bé uống không hết để được bao lâu?
  • Đánh bài ăn tiền Hull City AFC đang liên kết với nhà cái nào?
  • Canxi – Khoáng chất có khối lượng lớn nhất trong cơ thể
  • Kali – những điều cần biết

GIỚI THIỆU

Bacsidinhduong.info chia sẻ kiến thức Dinh Dưỡng đến mọi người. Mang lại tư duy đúng đắn về dinh dưỡng cho cộng đồng.

CHUYÊN MỤC

  • Các Chất Sinh Năng Lượng
  • Dinh Dưỡng Bệnh Lý
  • Dinh Dưỡng Cho Bé
  • Dinh Dưỡng Cho Mẹ
  • Khoáng Chất
  • Kiến Thức Dinh Dưỡng
  • Nước
  • Sau Sinh Và Cho Con Bú
  • Tài Liệu Dinh Dưỡng
  • Theo Độ Tuổi
  • Tin Tức
  • Trước Mang Thai
  • Vitamin
  • Đang Mang Thai
  • Giới Thiệu
  • Chính Sách Bảo Mật
  • Liên Hệ

Copyright © 2021 Bác sĩ dinh dưỡng | Powered by Bác sĩ dinh dưỡng

No Result
View All Result
  • Home
  • Dinh Dưỡng Bệnh Lý
  • Dinh Dưỡng Cho Bé
  • Dinh Dưỡng Cho Mẹ
  • Kiến Thức Dinh Dưỡng
  • Tài Liệu Dinh Dưỡng

Copyright © 2021 Bác sĩ dinh dưỡng | Powered by Bác sĩ dinh dưỡng