• Home
  • Dinh Dưỡng Bệnh Lý
  • Dinh Dưỡng Cho Bé
  • Dinh Dưỡng Cho Mẹ
  • Kiến Thức Dinh Dưỡng
  • Tài Liệu Dinh Dưỡng
No Result
View All Result
  • Home
  • Dinh Dưỡng Bệnh Lý
  • Dinh Dưỡng Cho Bé
  • Dinh Dưỡng Cho Mẹ
  • Kiến Thức Dinh Dưỡng
  • Tài Liệu Dinh Dưỡng
No Result
View All Result
Bác Sỹ Dinh Dưỡng
No Result
View All Result

Dinh dưỡng trong bệnh loãng xương

Tường Vi by Tường Vi
25/06/2023

Loãng xương(osteoporosis) là rối loạn chuyển hóa của xương giảm về mật độ và chất lượng xương làm tăng nguy cơ gãy xương, kéo theo nhiều hệ quả nghiêm trọng.

NỘI DUNG

  • 1 Tại sao bị loãng xương?
  • 2 Ai dễ bị loãng xương?
    • 2.1 Tỷ lệ theo tuổi và giới
    • 2.2 Yếu tố nguy cơ bệnh loãng xương
  • 3 Dinh dưỡng phòng ngừa loãng xương
    • 3.1 Canxi
    • 3.2 Vitamin D
    • 3.3 Protein
    • 3.4 Cuối cùng, cần ăn uống đa dạng, cân đối và lối sống lành mạnh

Tại sao bị loãng xương?

Xương được cấu tạo từ 2 loại mô chính:

  • Protein chiếm 1/3 mô xương, trong đó 90% là collagen, cấu trúc mạng lưới giúp xương chịu lực. Nhiều người chỉ để ý đến việc cung cấp canxi cho xương chắc khỏe mà quên đi vai trò của protein.
  • Chất khoáng chiếm 2/3 là những tinh thể gắn vào mạng lưới collagen. Thành phần chính là canxi, phospho, magie… Trong cơ thể, 99% canxi dự trữ trong xương và răng, 1% lưu hành trong máu và dịch cơ thể. Đọc thêm phân bố canxi trong cơ thể tại đây

Xương luôn đổi mới do diễn ra liên tục 2 quá trình, giai đoạn tạo và khoáng hóa xương mất 3 tháng, giai đoạn hủy xương mất 3 tuần. 2 quá trình này thay đổi theo tuổi, giới và một số nhu cầu đặc biệt. Mất xương lớn hơn tạo xương gây nên tình trạng loãng xương.

Ai dễ bị loãng xương?

Tỷ lệ theo tuổi và giới

  • 50 – 70 tuổi: 20% nữa và 3% nam mắc bệnh loãng xương (nữ gấp 5 lần nam)
  • >70 tuổi: 60% nữ và 20% nam mắc bệnh loãng xương (nữ gấp 3 lần nam)

Yếu tố nguy cơ bệnh loãng xương

  • Kém phát triển thể chất từ nhỏ: còi xương, suy dinh dưỡng, chế độ ăn thiếu protein, thiếu canxi haowcj tỷ lệ canxi/phospho không phù hợp. thiếu vitamin D…làm khối lượng xương không đạt đỉnh ở tuổi trưởng thành.
  • Di truyền bởi gen, hoặc thói quen ăn uống không cân bằng, đầy đủ.
  • Ít vận động, hoạt động thể lực ngoài trời.
  • Hút thuốc lá, bia, rượu, cafe hoặc bệnh lý hormon, bệnh mạn tính đường tiêu hóa…
  • Sử dụng một số thuốc

Dinh dưỡng phòng ngừa loãng xương

Canxi

Là khoáng chất quan trọng nhất, quyết định sự vững chắc của hệ thống xương. Nhất là những đối tượng có nhu cầu canxi cao như trẻ em đang trong giai đoạn phát triển, phụ nữ mang thai (Đọc canxi cho phụ nữ có thai tại đây) và cho con bú, người có yếu tố nguy cơ.

Đọc thêm về phân bố canxi, sự cân bằng canxi, hấp thu canxi và nhu cầu canxi và thực phẩm giàu canxi , Tỷ lệ hấp thu canxi trong thực phẩm

Vitamin D

Vitamin D giúp hấp thu canxi ở ruột, tăng chuyển hóa cho cơ và xương giúp bảo vệ khối cơ và khối xương. Cơ thể chuyển hóa 80% vitamin D dưới ánh nắng mặt trời và chỉ 20% cung cấp qua thức ăn. Cần bổ sung đầy đủ vitamin D bằng vận động ngoài trời hợp lý, ăn thực phẩm giàu vitamin D hoặc sử dụng thực phẩm bổ sung nếu cần thiết. Đọc thêm về vitamin D ở đây

Protein

Đủ protein cho người cao tuổi để đảm bảo khối cơ và sự vững chắc của khối xương. Nguồn protein từ cá, sữa và các chế phẩm từ sữa thường dễ hấp thu và thích hợp với người cao tuổi, đảm bảo 1 – 1,2g protein / kg cân nặng cơ thể / ngày.

Cuối cùng, cần ăn uống đa dạng, cân đối và lối sống lành mạnh

  • Chế phẩm từ sữa có vai trò quan trọng với sức khỏe của xương.
  • Một chế độ ăn uống cân bằng có chứa các nhóm thực phẩm và chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe của xương trong toàn bộ vòng đời để giúp ngăn ngừa bệnh loãng xương.
  • Vận động thể chất thường xuyên, có lối sống lành mạnh để bảo về sức khỏe toàn cơ thể.
5/5 - (1 bình chọn)
Tường Vi

Tường Vi

Related Posts

Dinh dưỡng trong bệnh gout
Dinh Dưỡng Bệnh Lý

Dinh dưỡng trong bệnh gout

25/06/2023
Bệnh nhân ung thư nên ăn uống như thế nào?
Dinh Dưỡng Bệnh Lý

Bệnh nhân ung thư nên ăn uống như thế nào?

25/06/2023
Thừa cân béo phì ở trẻ kéo theo nhiều hệ lụy
Dinh Dưỡng Bệnh Lý

Thừa cân béo phì ở trẻ kéo theo nhiều hệ lụy

25/06/2023
Dinh dưỡng phòng ngừa táo bón cho trẻ
Dinh Dưỡng Bệnh Lý

Dinh dưỡng phòng ngừa táo bón cho trẻ

25/06/2023
Next Post
Bổ sung canxi khi mang thai vì “những tên trộm dễ thương”

Bổ sung canxi khi mang thai vì “những tên trộm dễ thương”

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÀI VIẾT MỚI

  • Giảm cân có nên ăn cơm không?
  • Sữa mẹ bỏ ngăn mát được bao lâu?
  • Sữa mẹ vắt ra bé uống không hết để được bao lâu?
  • Chỉ số GI và GL của thực phẩm nghĩa là gì?
  • So sánh ăn dặm kiểu Nhật và truyền thống?

kho giftcode siêu khủng bắn cá đổi thưởng game bài đổi thưởng tiền điện tử top nhà cái uy tín nhất 2023 kèo bóng đá trực tiếp dự đoán bóng đá hôm nay sàn giao dịch anotrade giao dịch tiền điện tử an toàn tỷ lệ kèo bóng

GIỚI THIỆU

Bacsidinhduong.info chia sẻ kiến thức Dinh Dưỡng đến mọi người. Mang lại tư duy đúng đắn về dinh dưỡng cho cộng đồng.

CHUYÊN MỤC

  • Các Chất Sinh Năng Lượng
  • Dinh Dưỡng Bệnh Lý
  • Dinh Dưỡng Cho Bé
  • Dinh Dưỡng Cho Mẹ
  • Khoáng Chất
  • Kiến Thức Dinh Dưỡng
  • Nước
  • Sau Sinh Và Cho Con Bú
  • Tài Liệu Dinh Dưỡng
  • Theo Độ Tuổi
  • Tin Tức
  • Trước Mang Thai
  • Vitamin
  • Đang Mang Thai
  • Giới Thiệu
  • Chính Sách Bảo Mật
  • Liên Hệ

Copyright © 2021 Bác sĩ dinh dưỡng | Powered by Bác sĩ dinh dưỡng

No Result
View All Result
  • Home
  • Dinh Dưỡng Bệnh Lý
  • Dinh Dưỡng Cho Bé
  • Dinh Dưỡng Cho Mẹ
  • Kiến Thức Dinh Dưỡng
  • Tài Liệu Dinh Dưỡng

Copyright © 2021 Bác sĩ dinh dưỡng | Powered by Bác sĩ dinh dưỡng