• Home
  • Dinh Dưỡng Bệnh Lý
  • Dinh Dưỡng Cho Bé
  • Dinh Dưỡng Cho Mẹ
  • Kiến Thức Dinh Dưỡng
  • Tài Liệu Dinh Dưỡng
No Result
View All Result
  • Home
  • Dinh Dưỡng Bệnh Lý
  • Dinh Dưỡng Cho Bé
  • Dinh Dưỡng Cho Mẹ
  • Kiến Thức Dinh Dưỡng
  • Tài Liệu Dinh Dưỡng
No Result
View All Result
Bác Sỹ Dinh Dưỡng
No Result
View All Result

Hàm lượng acid folic cho bà bầu 3 tháng đầu là bao nhiêu?

Tường Vi by Tường Vi
25/06/2023

Nhiều người chuẩn bị mang thai hoặc đang có thai trong 3 tháng đầu được khuyên bổ sung acid folic hằng ngày. Vậy, tại sao phải bổ sung acid folic? Hàm lượng acid folic cho bà bầu 3 tháng đầu là bao nhiêu? Và cách bổ sung acid folic cho bầu như thế nào là hợp lý? Cùng bác sĩ dinh dưỡng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

NỘI DUNG

  • 1 Tại sao phải bổ sung acid folic cho bà bầu 3 tháng đầu?
    • 1.1 Chứng thiếu não
    • 1.2 Nứt đốt sống
  • 2 Hàm lượng acid folic cho bà bầu 3 tháng đầu là bao nhiêu?
  • 3 Folate và axit folic có giống nhau không?
  • 4 Cách bổ sung acid folic cho bà bầu 3 tháng đầu

Tại sao phải bổ sung acid folic cho bà bầu 3 tháng đầu?

Trong giai đoạn đầu thai kì, 17- 30 ngày sau khi thụ thai, acid folic giúp hình thành ống thần kinh của thai nhi. Acid folic rất quan trọng vì nó có thể giúp ngăn ngừa một số dị tật bẩm sinh lớn về não và cột sống. Hai loại dị tật ống thần kinh phổ biến nhất là thiếu não (không có não) và nứt đốt sống.

Chứng thiếu não

Đầu trên của ống thần kinh không thể đóng lại. Hậu quả là não bị thiếu hoặc không phát triển được. Mẹ thường sẩy thai; trẻ sơ sinh bị thiếu não chết ngay sau khi sinh.

Nứt đốt sống

Được đặc trưng bởi sự đóng không hoàn toàn của tủy sống và vỏ bọc bằng xương. Màng não bao phủ cột sống dây rốn thường nhô ra như một túi, có thể bị vỡ và dẫn đến viêm màng não, đe dọa tính mạng.

Nứt đốt sống kèm theo nhiều mức độ liệt khác nhau. Các trường hợp nhẹ khó phát hiện, còn nặng có thể tử vong. Thường gặp: bàn chân khoèo, trật khớp hông, rối loạn thận, cong vẹo cột sống, yếu cơ, mất vận động và giác quan.

Nguyên nhân của dị tật ống thần kinh chưa được biết rõ, có thể do tương tác gen-gen, gen-dinh dưỡng và gen-môi trường. Các yếu tố nguy cơ của dị tật ống thần kinh bao gồm:

● Tiền sử cá nhân hoặc gia đình bị khuyết tật ống thần kinh

● Mẹ bị tiểu đường hoặc bệnh tiểu đường thai kì

● Mẹ sử dụng một số loại thuốc chống động kinh

● Không đủ folate

● Mẹ béo phì

Không phải tất cả các trường hợp khuyết tật ống thần kinh đều có thể ngăn ngừa được, nhưng việc bổ sung folate làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc và mức độ nghiêm trọng.

Hàm lượng acid folic cho bà bầu 3 tháng đầu là bao nhiêu?

Khuyến cáo nên bổ sung 400mcg acid folic ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đặc biệt là trước khi mang thai 1 tháng và trong 3 tháng đầu giúp có một thai kỳ khỏe mạnh, ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh và giảm mức độ nghiêm trọng của các khuyết tật xảy ra.

Vì đa số phụ nữ mang thai không có kế hoạch; dị tật ống thần kinh xảy ra sớm trong quá trình phát triển, thường là 3 – 4 tuần sau khi thụ thai, trước khi mẹ phát hiện mình mang thai. Nên nếu phát hiện mang thai mà chưa sử dụng acid folic trước đó thì hãy dùng càng sớm càng tốt mẹ nhé!

Liều acid folic cao hơn 400 mcg mỗi ngày không ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh tốt hơn. Trừ khi trước đó mẹ mang thai bị ảnh hưởng bởi dị tật ống thần kinh. Khi đó, nên tham khảo ý kiến bác sĩ và dùng liều 4.000 mcg axit folic mỗi ngày một tháng trước khi mang thai và trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

Folate và axit folic có giống nhau không?

Thuật ngữ “folate” và “axit folic” thường được sử dụng thay thế cho nhau, mặc dù chúng khác nhau.

Folate là một thuật ngữ chung để mô tả nhiều loại vitamin B9 khác nhau.

Axit folic là một loại folate thường không có trong tự nhiên. Nó ổn định hơn các loại folate thực phẩm tự nhiên.

Cách bổ sung acid folic cho bà bầu 3 tháng đầu

Khó để có được 400 mcg folate nếu chỉ thông qua chế độ ăn uống. Mẹ có thể nhận được 400 mcg axit folic mỗi ngày bằng cách:

  1. Uống vitamin có axit folic. Hầu hết các viên vitamin bổ sung đều chứa đủ 400mcg axit folic cho phụ nữ tuổi sinh đẻ. Tuy nhiên, để đảm bảo, mẹ vẫn nên kiểm tra lại liều lượng trong thành phần nhé!
  2. Ăn thực phẩm tăng cường acid folic: bánh mì, ngũ cốc ăn sáng… được ghi trên nhãn thực phẩm.
  3. Kết hợp cả hai cách.

Xem thêm phụ lục: Một số thực phẩm giàu folate.

Hi vọng, bài viết đã chia sẻ đến bạn những thông tin bổ ích về hàm lượng acid folic cho bà bầu 3 tháng đầu. Chúc bạn có một thai kì khỏe mạnh và hạnh phúc nhé!

Tham khảo: pregnancybirthbaby.org.au , cdc.gov , Understanding nutrition

Bác sĩ Vi Thị Tươi

Rate this post
Tường Vi

Tường Vi

Related Posts

Canxi – Khoáng chất có khối lượng lớn nhất trong cơ thể
Khoáng Chất

Canxi – Khoáng chất có khối lượng lớn nhất trong cơ thể

25/06/2023
Kali – những điều cần biết
Khoáng Chất

Kali – những điều cần biết

25/06/2023
Một số thực phẩm giàu folate
Khoáng Chất

Một số thực phẩm giàu folate

25/06/2023
Hàm lượng cholesterol trong một số thực phẩm phổ biến
Khoáng Chất

Hàm lượng cholesterol trong một số thực phẩm phổ biến

25/06/2023
Next Post
Một số thực phẩm giàu kali

Một số thực phẩm giàu kali

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÀI VIẾT MỚI

  • Uống sữa hạt có tăng cân không?
  • Sữa mẹ vắt ra bé uống không hết để được bao lâu?
  • Đánh bài ăn tiền Hull City AFC đang liên kết với nhà cái nào?
  • Canxi – Khoáng chất có khối lượng lớn nhất trong cơ thể
  • Kali – những điều cần biết

GIỚI THIỆU

Bacsidinhduong.info chia sẻ kiến thức Dinh Dưỡng đến mọi người. Mang lại tư duy đúng đắn về dinh dưỡng cho cộng đồng.

CHUYÊN MỤC

  • Các Chất Sinh Năng Lượng
  • Dinh Dưỡng Bệnh Lý
  • Dinh Dưỡng Cho Bé
  • Dinh Dưỡng Cho Mẹ
  • Khoáng Chất
  • Kiến Thức Dinh Dưỡng
  • Nước
  • Sau Sinh Và Cho Con Bú
  • Tài Liệu Dinh Dưỡng
  • Theo Độ Tuổi
  • Tin Tức
  • Trước Mang Thai
  • Vitamin
  • Đang Mang Thai
  • Giới Thiệu
  • Chính Sách Bảo Mật
  • Liên Hệ

Copyright © 2021 Bác sĩ dinh dưỡng | Powered by Bác sĩ dinh dưỡng

No Result
View All Result
  • Home
  • Dinh Dưỡng Bệnh Lý
  • Dinh Dưỡng Cho Bé
  • Dinh Dưỡng Cho Mẹ
  • Kiến Thức Dinh Dưỡng
  • Tài Liệu Dinh Dưỡng

Copyright © 2021 Bác sĩ dinh dưỡng | Powered by Bác sĩ dinh dưỡng