Trong bệnh thận mạn, thận không thải được kali làm tăng kali máu, gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Hiểu về kali và bệnh thận mạn giúp bạn kiểm soát kali máu tốt hơn.
Vai trò của kali với cơ thể?
Kali là chất khoáng có nhiều trong các loại thức ăn.
Kali đóng vai trò quan trọng trong điều hòa nhịp tim và hoạt động cơ. Thận có nhiệm vụ điều chỉnh kali trong máu ở một mức phù hợp. Tuy nhiên, trong một số bệnh lý của thận, bạn cần hạn chế một số loại thức ăn có thể làm kali trong máu tăng đến mức nguy hiểm.
Khi kali máu tăng, bạn sẽ cảm thấy hơi mệt, tê, ngứa ran. Nồng độ kali quá cao có thể dẫn đến rồi loạn nhịp tim và cơn đau tim.

Nồng độ kali an toàn trong máu?
Khi xét nghiệm nồng độ kali trong máu. Nếu kêt quả:
- Kali trong máu khoảng 3.5 – 5.0 mmol/L: Nồng độ kali này an toàn.
- Kali trong máu khoảng 5.1 – 6.0 mmol/L: Nồng độ kali này ở vùng cảnh báo.
- Kali trong máu cao hơn 6.0 mmol/L: Nồng độ kali này ở mức nguy hiểm.
Làm sao để giữ kali trong máu không quá cao?
Bạn nên:
- Hạn chế thức ăn giàu kali. Cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng để có kế hoạch chế độ ăn phù hợp.
- Ăn đa dạng các loại thức ăn. Nhưng ăn ở mức vừa phải.
- Nếu bạn muốn bổ sung một số loại rau giàu kali vào bữa ăn, cần “tẩy” kali trước khi dùng. “Tẩy” kali là lấy bớt kali ra khỏi rau.
- Không uống hoặc dùng rau quả đóng hộp, hoặc nước hầm thịt.
- Cần nhớ rằng mọi loại thức ăn đều chứa một lượng kali nhất định. Kích thước của phần ăn có ý nghĩa quan trọng. Một phần ăn lớn gồm thực phẩm giàu kali cũng trở thành phần ăn giàu kali.
- Nếu đang điều trị nội trú, cần tuần thủ mọi chế độ ăn được tiết chế cho mình.
Một người trung bình ăn bao nhiêu kali mỗi ngày?
Lượng kali trung bình ở chế độ ăn thông thường là 3.500 đến 4.500 mg mỗi ngày. Chế độ ăn hạn chế kali nằm trong khoảng 2.000 mg mỗi ngày. Tùy theo tình trạng sức khỏe mà bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn lượng kali cần nạp vào mỗi ngày để ngăn ngừa biến chứng bệnh thận.
Thực phẩm giàu kali?

Bảng sau đây liệt kê các thực phẩm giàu kali. Phần ăn là 1/2 chén (120ml) có trên 200 mg kali/phần ăn. Tất cả các thức ăn dưới đây đều giàu kali, nhưng nhiều hay ít không giống nhau.
Trái cây | Rau | Các loại khác |
Mơ tươi (2 quả trung) | Bí đao | Cám ngũ cốc |
Mơ khô | Atiso | Sô cô la (40 – 60g) |
Bơ (1/4 quả) | Măng tre | Ngũ cốc dinh dưỡng |
Chuối (1/2 quả) | Đậu hầm | Sữa (1 ly) |
Dưa vàng | Củ dền | Các loại hạt (30g) |
Chà là (5 quả) | Đậu đen | Bơ đậu phộng (2 muỗng canh) |
Trái cây khô | Bông cải xanh | Sữa chua |
Sung mỹ khô | Cải thìa | |
Nước ép bưởi chùm | Cà rốt sống | |
Dưa mật | Các loại đậu khô | |
Kiwi (1 quả trung) | Các loại rau xanh | |
Xoài (1 quả trung) | Su hào | |
Cam (1 quả trung) | Đậu lăng | |
Nước ép cam | Nấm trắng (1/2 chén) | |
Đu đủ (1/2 quả) | Đậu bắp | |
Lựu (1 quả) | Củ cải trắng | |
Nước ép lựu | Khoai tây | |
Mận Mỹ | Khoai lang | |
Nước ép mận Mỹ | Bí ngô | |
Nho khô | Cải bó xôi | |
Cà chua | ||
Nước ép từ rau |
Thực phẩm ít kali?
Bảng dưới đây cho biết các loại thực phẩm có ít kali. Phần ăn 1/2 chén tương đương 120ml, trừ khi được nêu rõ. Ăn hơn một phần ăn có thể khiến thực phẩm ít kali trở thành bữa ăn giàu kali.
Trái cây | Rau | Các loại khác |
Táo (1 quả trung) | Mầm cỏ đinh lăng | Gạo |
Nước ép táo, sốt táo | Măng tây (6 đọt) | Mì sợi |
Nước ép mơ | Đậu cô ve | Mì ống |
Dâu đen, dâu xanh, dâu tây | Cải bắp (xanh, tím) | Bánh mì (không nguyên hạt) |
Quả anh đào | Cà rốt đã nấu | Bánh bông lan |
Nam việt quất | Súp lơ | Cà phê (không hơn 1 tách) |
Cocktai trái cây | Cần tây (1 thẻ) | Bánh pie không socola hoặc trái cây giàu kali |
Nho, nước ép nho | Bắp (1/2 trái) | Bánh quy không hạt hoặc socola |
Bưởi chùm (1/2 quả) | Dưa chuột | Trà (không quá 2 tách) |
Quýt | Cà tím | |
Đào tươi (1 quả nhỏ) | Cải xoăn | |
Đào đóng hộp (1/2 ly) | Rau diếp | |
Lê tươi (1 quả nhỏ) | Rau trộn | |
Lê đóng hộp (1/2 ly) | Nấm mỡ (1/2 chén) | |
Dứa, nước ép dứa | Hành tây | |
Mâm xôi | Ngò tây | |
Dưa hấu (1 chén) | Đậu hà lan | |
Củ cải | ||
Cải xoong | ||
Bí ngòi |
Làm sao loại bỏ bớt kali trong loại rau quả ưa thích?
Áp dụng biện pháp “tẩy” kali có thể giúp loại bớt kali khỏi các loại rau quả giàu kali. Cần nhớ rằng biện pháp tẩy này không loại bỏ hoàn toàn kali ra khỏi rau quả. Do đó vẫn cần hạn chế lượng rau quả nhiều kali.
Biện pháp tẩy kali khỏi khoai tây, cà rốt, củ dền, bí ngô, củ cải:
- Cắt thành lát dày khoảng 3mm.
- Bóc vỏ và đặt vào nước ở nhiệt độ thường để quả không bị thâm.
- Rửa qua với nước ấm khoảng vài giây.
- Ngâm trong nước ấm ít nhất 2 giờ. Lượng nước gấp 10 lần củ quả. Nếu ngâm lâu hơn, thay nước mỗi 4 giờ.
- Nấu lượng nước gấp 5 lần lượng củ quả.
Đọc thêm bài viết dinh dưỡng cho bệnh thận tại đây.
Nguồn: Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM