• Home
  • Dinh Dưỡng Bệnh Lý
  • Dinh Dưỡng Cho Bé
  • Dinh Dưỡng Cho Mẹ
  • Kiến Thức Dinh Dưỡng
  • Tài Liệu Dinh Dưỡng
No Result
View All Result
  • Home
  • Dinh Dưỡng Bệnh Lý
  • Dinh Dưỡng Cho Bé
  • Dinh Dưỡng Cho Mẹ
  • Kiến Thức Dinh Dưỡng
  • Tài Liệu Dinh Dưỡng
No Result
View All Result
Bác Sỹ Dinh Dưỡng
No Result
View All Result

Mẹ bầu ăn bao nhiêu là đủ?

Tường Vi by Tường Vi
25/06/2023

Ta có thể thấy, nhu cầu năng lượng trong thai kì là khác nhau tùy giai đoạn phù hợp với nhu cầu phát triển tự nhiên của mẹ và em bé. Trong những tháng đầu, bé chủ yếu hoàn thiện chức năng cơ thể, chưa cần nhiều năng lượng để tăng trưởng, cơ thể mẹ cũng chưa cần quá nhiều năng lượng để tăng trưởng tử cung, vú…. Những tháng sau của thai kì, bé tăng trưởng nhanh, cơ thể mẹ cũng tăng nhu cầu. Thế nên, mẹ cần ăn uống phù hợp chứ không cần phải “ăn gấp đôi” như nhiều người vẫn nhầm tưởng. Vậy mẹ bầu ăn bao nhiêu là đủ?

NỘI DUNG

  • 1 Nhu cầu năng lượng trong thai kì
  • 2 Lựa chọn thực phẩm

Nhu cầu năng lượng trong thai kì

Nhu cầu năng lượng hằng ngày gia tăng trong suốt thai kì, để đáp ứng cho:

  • Nhu cầu tăng chuyển hóa cơ bản của mẹ (tăng nhịp tim, nhịp thở, tăng lưu lượng tuần hoàn, tăng tổng hợp hormone và men cho các phản ứng đồng hóa mô, tổng hợp vật chất…)
  • Nguyên liệu cấu trúc cho tăng trưởng thai và phần phụ của thai (nhau, dây, màng ối…)
  • Nguyên liệu tăng trưởng phần phụ khác của mẹ (tử cung, vú, mỡ dự trữ…)

Ngoài phần năng lượng này, tùy theo mức độ hoạt động của từng thai phụ trong thời gian mang thai, phần năng lượng bình thường dành cho hoạt động thể lực và tiêu hóa thức ăn có thể duy trì như trước mang thai hoặc giảm hơn một chút, tùy theo mức độ hoạt động.

Mẹ bầu ăn bao nhiêu là đủ? Nhu cầu năng lượng tăng thêm trong thai kì theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng quốc gia Việt Nam (2016) như sau:

Tình trạng sinh lý Năng lượng tăng thêm
Mang thai 3 tháng đầu + 50 kcal
Mang thai 3 tháng giữa + 250 kcal
Mang thai 3 tháng cuối + 450 kcal

Trên đây là mức khuyến cáo chung cho cộng đồng, nếu muốn tính cụ thể hơn cho phù hợp với bản thân, các mẹ bầu có thể tham khảo công thức:

Nhu cầu năng lượng = NCNL trước khi mang thai + NCNL cần tăng . Trong đó:

NCNL trước khi mang thai = CN trước khi mang thai x 24 x 1.2

NCNL cần tăng = 70 x cân nặng cần tăng (Đọc thêm Mẹ bầu cần tăng bao nhiêu kg tại đây)

Lựa chọn thực phẩm

3 tháng đầu, nhu cầu tăng rất ít, chỉ 50 kcalo, tương đương với: 1/4 chén cơm, 1/2 chén cháo, 1/4 củ khoai lang, 1/4 chén cháo, 1/2 chén nui mì, 1/3 ổ bánh mì, 1/2 lát bánh mì sandwich, 2 đùi ếch, 1 khứa cá nhỏ, 2 con tôm, 1 con cá nục, 1/3 miếng đậu hũ, 1 quả trứng gà, 1 trái mướp, 1 trái khổ qua, 1 củ cà rốt, 1 trái dưa leo, 1 quả chuối, 1/2 trái táo, 1/2 trái ổi, 2 trái nậm, 2 múi bưởi, 1/4 trái dứa, 1 miếng phomai, 50 ml sữa…

3 tháng giữa thai kì, năng lượng cần tăng lên 250kcalo, tương đương với thêm 1/2 một bữa ăn hoàn chỉnh. Mẹ bầu có thể kết hợp đa dạng, cân các loại thực phẩm theo hướng dẫn dưới đây, hoặc 1 ly sữa pha chuẩn là đã đủ nhu cầu.

3 tháng cuối thai kì, nhu cầu năng lượng tăng cao. Mẹ cần thêm 450kcalo so với trước khi mang thai. Tương đương với 1 bữa ăn đầy đủ, 1 tô bún/miến/phở/hủ tíu… hoặc ăn như 3 tháng giữa và thêm 1 ly sữa mỗi ngày

Nên chọn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng để cung cấp thêm calo . Chọn bánh mì, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, rau xanh đậm, trái câu họ cam quýt chanh, sữa ít béo và các sản phẩm từ sữa, thịt nạc, cá, gia cầm, trứng.

Ưu tiên Hạn chế
Bột đường phức tạp trong ngũ cốc: gạo, bánh mì, khoai củ, đậu đỗ vì:
– Làm tiêu hóa chậm
– Giảm tích mỡ
– Giảm tiểu đường thai kì
– vitamin nhóm B, khoáng chất và chất xơ giảm táo bón.
Đường đơn giản như bánh kẹo, nước ngọt… vì:
– Không có vitamin và chất khoáng cần thiết cho quá trình chuyển hóa
– Hao hụt kho dự trữ vi chất của cơ thể
– Tăng tổng hợp mỡ, mẹ tăng cần nhiều nhưng thai tăng cân ít.
– Đạm thực vật: Đậu đỗ, đậu phụ, mè, rong biển.
– Đạm động vật: trứng, sữa, cá, gà bỏ da, thịt lợn nạc, bò nạc.
Chất đạm lẫn với chất béo bão hòa trong thịt lợn, thịt bò, nội tạng
-Đa số các loại dầu (trừ dầu dừa, dầu cọ
-Động vật: cá béo, cá biển sâu (omega 3)
-Đa số từ động vật: mỡ heo, bò, da gà, nội tạng…
-Thực vật: dầu dừa, dầu cọ

Bác sĩ Vi Thị Tươi

Rate this post
Tường Vi

Tường Vi

Related Posts

sữa mẹ vắt ra bé uống không hết
Sau Sinh Và Cho Con Bú

Sữa mẹ vắt ra bé uống không hết để được bao lâu?

19/09/2023
Bổ sung canxi khi mang thai vì “những tên trộm dễ thương”
Đang Mang Thai

Bổ sung canxi khi mang thai vì “những tên trộm dễ thương”

25/06/2023
Sữa mẹ bảo quản bao lâu là tốt nhất?
Sau Sinh Và Cho Con Bú

Sữa mẹ bảo quản bao lâu là tốt nhất?

25/06/2023
Mẹ bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu?
Đang Mang Thai

Mẹ bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu?

25/06/2023
Next Post
Mẹ bầu cần tăng bao nhiêu kg?

Mẹ bầu cần tăng bao nhiêu kg?

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÀI VIẾT MỚI

  • Uống sữa hạt có tăng cân không?
  • Sữa mẹ vắt ra bé uống không hết để được bao lâu?
  • Đánh bài ăn tiền Hull City AFC đang liên kết với nhà cái nào?
  • Canxi – Khoáng chất có khối lượng lớn nhất trong cơ thể
  • Kali – những điều cần biết

GIỚI THIỆU

Bacsidinhduong.info chia sẻ kiến thức Dinh Dưỡng đến mọi người. Mang lại tư duy đúng đắn về dinh dưỡng cho cộng đồng.

CHUYÊN MỤC

  • Các Chất Sinh Năng Lượng
  • Dinh Dưỡng Bệnh Lý
  • Dinh Dưỡng Cho Bé
  • Dinh Dưỡng Cho Mẹ
  • Khoáng Chất
  • Kiến Thức Dinh Dưỡng
  • Nước
  • Sau Sinh Và Cho Con Bú
  • Tài Liệu Dinh Dưỡng
  • Theo Độ Tuổi
  • Tin Tức
  • Trước Mang Thai
  • Vitamin
  • Đang Mang Thai
  • Giới Thiệu
  • Chính Sách Bảo Mật
  • Liên Hệ

Copyright © 2021 Bác sĩ dinh dưỡng | Powered by Bác sĩ dinh dưỡng

No Result
View All Result
  • Home
  • Dinh Dưỡng Bệnh Lý
  • Dinh Dưỡng Cho Bé
  • Dinh Dưỡng Cho Mẹ
  • Kiến Thức Dinh Dưỡng
  • Tài Liệu Dinh Dưỡng

Copyright © 2021 Bác sĩ dinh dưỡng | Powered by Bác sĩ dinh dưỡng