Bác sĩ dinh dưỡng

Sữa mẹ đến khi nào thì hết chất?

Mục Lục

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tổ chức y tế Thế Giới WHO đưa ra khuyến nghị cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Nên cho trẻ bú mẹ đến 24 tháng hoặc hơn nếu mẹ và bé muốn.

Việc bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu không còn gì phải tranh cãi. Mẹ có thể yên tâm cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn, không cầm thêm bất kì thức ăn gì khác kể cả nước lọc. Sau 6 tháng, em bé bắt đầu tập ăn dặm. Nhiều mẹ cảm giác bé bú hời hợt hơn. Mẹ thấy sữa mình ít dần đi, vắt sữa ra nhạt và loãng. Bầu ngực mẹ có thể lỏng hơn và phản xạ xuống sữa không còn rõ ràng nữa. Mẹ tự hỏi liệu sữa mình có còn đủ dinh dưỡng cho bé không? Sữa mẹ đến khi nào thì hết chất?

Thành phần sữa mẹ thích hợp cho các giai đoạn của trẻ

Sữa mẹ thay đổi tùy vào nhu cầu dinh dưỡng trong các giai đoạn phát triển của trẻ.

Sữa non

Là sữa đặc đầu tiên mà ngực mẹ tạo ra khi mang thai và sau khi sinh. Sữa thường được tiết ra sau sinh đến khoảng 3-4 ngày đầu. Sữa non có đặc điểm dinh dưỡng phù hợp với nhu cầu cho sự phát triển cơ thể trẻ sơ sinh.

  • Sữa non giàu năng lượng nên cung cấp đủ nhu cầu về năng cho trẻ với một thể tích ít, phù hợp với hệ tiêu hóa trẻ mới sinh.
  • Giàu lactose thích hợp nhu cầu phát triển chất não của trẻ sơ sinh và có tác dụng xổ, làm tống phân su nhanh hơn, giảm vàng da sau sinh.
  • Giàu chất diệt khuẩn trong giờ đầu tiên: Lactoferrin, Kháng thể IgA, Lysozyme, tế bào bạch cầu >4.000/mm3, yếu tố bifidus…
  • Giàu vitamin A gấp 10 lần sữa vĩnh viễn. Đây là vitamin cần gấp 100 lần nhu cầu cho dự trữ ở gan, giúp phòng bệnh khô mắt.
  • Sữa non ít canxi, phôspho hơn so với sữa vĩnh viễn. Phù hợp với chức năng thận chưa hoàn chỉnh trong những ngày đầu sau sinh.
  • Sữa non chứa các yếu tố phát triển giúp ruột trưởng thành nhanh hơn, phòng chống dị ứng và dung nạp các thứca ăn khác.

Sữa trưởng thành

Sau khoảng 2 tuần, mẹ chuyển sang giai đoạn tạo sữa trưởng thành. Đọc bài viết: Sữa trưởng thành có thành phần hoàn hảo cho sự phát triển của bé .

Sữa đầu loãng, nhạt nhưng có nhiều nước và lactose. Nước trong sữa mẹ chiếm 89%, đủ nhu cầu cho bé. Tổ chức y tế thế giới WHO khuyến cáo nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Không cần bổ sung bất kì thứ gì kể cả nước uống. Lactose giúp cung cấp năng lượng, hỗ trợ phát triển não bộ, tăng cường khả năng hấp thụ canxi, dễ tiêu hóa, hỗ trợ phát triển cho hệ vi sinh đường ruột.

Sữa cuối đặc và màu đậm hơn, chứa nhiều chất béo cung cấp năng lượng cho sự phát triển cơ thể, hoàn thiện não bộ và thị giác.

Cả sữa đầu và sữa cuối đều cần thiết cho sự phát triển toàn diện của em bé.

Sữa mẹ đến khi nào thì hết chất?

Sữa mẹ không hết chất

Trong 6 tháng đầu, sữa mẹ cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho sự phát triển của bé.

Sau 4 – 6 tháng lượng sữa mẹ tiết tối đa, không thể tăng thêm. Trẻ ngày càng lớn, nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng ngày càng tăng. Do vậy, sữa mẹ không thể đáp ứng yêu cầu tăng trưởng ngày càng tăng của trẻ. Bé cần được cung cấp bởi thức ăn bên ngoài sau 6 tháng tuổi. Trong giai đoạn ăn dặm, sữa mẹ vẫn là nguồn năng lượng chính cho trẻ:

  • Đối với trẻ 6 – 12 tháng, sữa mẹ cung cấp 1/2 nhu cầu năng lượng hằng ngày.
  • Trẻ 12 – 24 tháng, sữa mẹ cung cấp 1/3 nhu cầu năng lượng.
Sữa mẹ đến khi nào thì hết chất?
  • Sau 24 tháng, nếu mẹ cho bé bú hoặc mẹ có điều kiện vắt ra cho bé bú bình thì bé vẫn nhận được dinh dưỡng từ sữa. Thành phần dinh dưỡng trong sữa mẹ vẫn còn tốt. Mẹ đừng lo sữa mình hết chất nhé! Sữa mẹ không hết chất. chỉ là nhu cầu bé tăng cao nên cần bổ sung thêm thức ăn bên ngoài mới đủ cho bé.

Bổ sung nguồn dinh dưỡng thiếu trong sữa mẹ

Dưới đây là mức năng lượng, protein, sắt và vitamin A được cung cấp trong 550ml sữa mẹ. Sắt vitamin A là thành phần sữa mẹ dễ bị thiếu hụt nhất. Phần thiếu còn lại mẹ cần bù cho bé qua thức ăn hằng ngày song song với sữa mẹ. Cho bé ăn từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc, từ đơn giản đến đa dạng, đảm bảo vệ sinh và tạo không khí vui vẻ khi ăn.

Mẹ có thể duy trì sữa mẹ. Có thể sử dung thêm sữa và chế phẩm từ sữa khác. Kết hợp với chế độ ăn uống đa dạng, phong phú và cân đối. Như vây là bé yêu đã đủ đáp ứng yêu cầu tăng trưởng của mình rồi!

Bác sĩ chúc mẹ luôn tự tin và giữ được dòng sữa ngọt lành nhất cho bé yêu của mình.

Nguồn tham khảo: wicbreastfeeding.fns.usda.govbreastfeeding.asn.aullli.org , who.int , cdc.gov

Bác sĩ Vi Thị Tươi