• Home
  • Dinh Dưỡng Bệnh Lý
  • Dinh Dưỡng Cho Bé
  • Dinh Dưỡng Cho Mẹ
  • Kiến Thức Dinh Dưỡng
  • Tài Liệu Dinh Dưỡng
No Result
View All Result
  • Home
  • Dinh Dưỡng Bệnh Lý
  • Dinh Dưỡng Cho Bé
  • Dinh Dưỡng Cho Mẹ
  • Kiến Thức Dinh Dưỡng
  • Tài Liệu Dinh Dưỡng
No Result
View All Result
Bác Sỹ Dinh Dưỡng
No Result
View All Result

Sữa non mẹ bầu có màu gì?

Tường Vi by Tường Vi
25/06/2023

Các mẹ đều biết sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên rất muốn con nhận được nguồn sữa mẹ ngay từ khi chào đời, đặc biệt là sữa non. Vậy sữa non mẹ bầu có màu gì? Nếu lần đầu làm mẹ, mẹ có thể cho rằng sữa mẹ đều có màu như sữa bò. Tuy nhiên màu sắc của nó thay đổi đáng kể. Có thể màu trắng, kem, vàng, pha chút xanh, hồng… tùy vào từng người.

NỘI DUNG

    • 0.1 Sữa non là gì?
  • 1 Sữa non mẹ bầu có màu gì?
  • 2 Tại sao nên cho bé được bú sữa non?
  • 3 Sữa non ra ít vậy có đủ cho bé bú?

Sữa non là gì?

Là sữa đặc đầu tiên mà ngực mẹ tạo ra khi mang thai và sau khi sinh. Sữa thường được tiết ra sau sinh đến khoảng 3-4 ngày đầu.

Cơ thể của mẹ thường bắt đầu kích hoạt quá trình tạo sữa vào khoảng giữa thai kì. Thậm chí mẹ có thể nhận thấy ngực của mình rỉ một chút sữa trước khi em bé chào đời. Đừng lo lắng. Điều này là bình thường, cơ thể mẹ đang đảm bảo có lượng sữa tốt nhất cho con sau khi sinh.

Sữa non mẹ bầu có màu gì?

Sữa non thường có màu vàng, cam hoặc đặc hơn sữa bình thường. Có thể gọi nó là “vàng lỏng” vì nó màu vàng, giàu kháng thể và có nhiều giá trị dinh dưỡng cho em bé. Đôi khi sữa non trong, loãng, có nhiều nước. Nhưng mẹ không nên lo lắng quá về màu của sữa. Màu sữa như thế nào thì sữa mẹ vẫn an toàn và đảm bảo đủ dinh dưỡng cho bé.

Trong 2 tuần tiếp theo, sữa mẹ tiết nhiều hơn, nhạt màu hơn, trong hơn gọi là sữa chuyển tiếp.

Sau khoảng 2 tuần, mẹ chuyển sang giai đoạn tạo sữa trưởng thành. Sữa trưởng thành có thành phần hoàn hảo cho sự phát triển của bé trong thời gian tiếp theo. Màu sắc sữa trưởng thành dựa vào lượng chất béo có trong sữa mẹ và những gì mẹ ăn hằng ngày. Sữa đầu thường loãng, màu nhạt, vì loãng nên có thể hơi xanh. Sữa đầu ngọt hơn do chứa nhiều nước và lactose. Khi mẹ cho con bú, hàm lượng chất béo trong sữa tăng lên. Sữa cuối đặc, vàng hơn hơn do ít nước và nhiều chất béo. Cả sữa đầu và sữa cuối đều cần cho sự phát triển toàn diện của bé yêu.

Tại sao nên cho bé được bú sữa non?

Các chất dinh dưỡng trong sữa non hơi khác so với các chất dinh dưỡng có trong sữa trưởng thành và cần thiết cho những ngày đầu đời của em bé.

  • Sữa non giàu năng lượng nên cung cấp đủ nhu cầu về năng lương cho trẻ với một thể tích ít, phù hợp với hệ tiêu hóa trẻ mới sinh.
  • Giàu lactose thích hợp nhu cầu phát triển chất não của trẻ sơ sinh và có tác dụng xổ, làm tống phân su nhanh hơn, giảm vàng da sau sinh.
  • Giàu chất diệt khuẩn trong giờ đầu tiên: Lactoferrin, Kháng thể IgA, Lysozyme, tế bào bạch cầu >4.000/mm3, yếu tố bifidus…
  • Giàu vitamin A gấp 10 lần sữa vĩnh viễn. Đây là vitamin cần gấp 100 lần nhu cầu cho dự trữ ở gan, giúp phòng bệnh khô mắt.
  • Sữa non ít canxi, phôspho hơn so với sữa vĩnh viễn. Phù hợp với chức năng thận chưa hoàn chỉnh trong những ngày đầu sau sinh.
  • Sữa non chứa các yếu tố phát triển giúp ruột trưởng thành nhanh hơn, phòng chống dị ứng và dung nạp các thứca ăn khác.

Sữa non ra ít vậy có đủ cho bé bú?

Sữa non của mẹ thời gian đầu ra không nhiều. Chỉ vài ml thậm chí không đủ dính thành bình sữa khi vắt ra. Nhiều mẹ sẽ nghĩ rằng mình không “xuống sữa”, “sữa không về” mà không cho bé bú nữa, dùng sữa công thức thay thế cho em bé.

Thực tế là một chút sữa đó cũng đủ cho nhu cầu 1 lần bú của bé. Sữa non mẹ giàu năng lượng, kháng thể và chất dinh dưỡng. Dạ dày của em bé mới sinh nhỏ chíu như trái cherry, nên 1-1.5 thìa cafe đã đủ bé thỏa mãn no nê rồi. Mẹ đừng lo lắng mình không đủ sữa nhé.

Lời khuyên của bác sĩ là hãy cho bé bú thường xuyên hơn. Mẹ thoải mái, âu yếm con và việc cho con bú/vắt sữa thường xuyên là cách kích sữa tốt nhất. Cho bé bú trực tiếp vẫn luôn được khuyến khích. Nếu mẹ và bé không được gần nhau hoặc khó khăn trong việc bú trực tiếp thì mẹ có thể vắt sữa ra muỗng hoặc cốc để đút cho bé. Bạn có thể chỉ vắt được một vài giọt, nhưng điều đó không sao cả – em bé ấy vẫn sẽ nhận được tất cả các lợi ích từ sữa mẹ. Theo thời gian, sữa mẹ cũng sẽ tự động tiết nhiều hơn theo nhu cầu của bé.

Bác sĩ chúc mẹ luôn giữ được dòng sữa ngọt lành nhất cho bé yêu của mình.

Nguồn tham khảo: wicbreastfeeding.fns.usda.gov, breastfeeding.asn.au, llli.org

Bác sĩ Vi Thị Tươi

Rate this post
Tường Vi

Tường Vi

Related Posts

Tài liệu “Hướng dẫn dinh dưỡng trong dự phòng Covid-19”
Tài Liệu Dinh Dưỡng

Tài liệu “Hướng dẫn dinh dưỡng trong dự phòng Covid-19”

25/06/2023
Tra cứu tài liệu dinh dưỡng ở đâu?
Tài Liệu Dinh Dưỡng

Tra cứu tài liệu dinh dưỡng ở đâu?

25/06/2023
Các Bảng biểu đánh giá tình trạng dinh dưỡng theo WHO cho trẻ từ 0 – 5 tuổi
Tài Liệu Dinh Dưỡng

Các Bảng biểu đánh giá tình trạng dinh dưỡng theo WHO cho trẻ từ 0 – 5 tuổi

25/06/2023
“Understending nutriton” – Sách của mọi chuyên gia dinh dưỡng
Tài Liệu Dinh Dưỡng

“Understending nutriton” – Sách của mọi chuyên gia dinh dưỡng

25/06/2023
Next Post
Các Bảng biểu đánh giá tình trạng dinh dưỡng theo WHO cho trẻ từ 0 – 5 tuổi

Các Bảng biểu đánh giá tình trạng dinh dưỡng theo WHO cho trẻ từ 0 – 5 tuổi

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÀI VIẾT MỚI

  • Giảm cân có nên ăn cơm không?
  • Sữa mẹ bỏ ngăn mát được bao lâu?
  • Sữa mẹ vắt ra bé uống không hết để được bao lâu?
  • Chỉ số GI và GL của thực phẩm nghĩa là gì?
  • So sánh ăn dặm kiểu Nhật và truyền thống?

kho giftcode siêu khủng bắn cá đổi thưởng game bài đổi thưởng tiền điện tử top nhà cái uy tín nhất 2023 kèo bóng đá trực tiếp dự đoán bóng đá hôm nay sàn giao dịch anotrade giao dịch tiền điện tử an toàn tỷ lệ kèo bóng

GIỚI THIỆU

Bacsidinhduong.info chia sẻ kiến thức Dinh Dưỡng đến mọi người. Mang lại tư duy đúng đắn về dinh dưỡng cho cộng đồng.

CHUYÊN MỤC

  • Các Chất Sinh Năng Lượng
  • Dinh Dưỡng Bệnh Lý
  • Dinh Dưỡng Cho Bé
  • Dinh Dưỡng Cho Mẹ
  • Khoáng Chất
  • Kiến Thức Dinh Dưỡng
  • Nước
  • Sau Sinh Và Cho Con Bú
  • Tài Liệu Dinh Dưỡng
  • Theo Độ Tuổi
  • Tin Tức
  • Trước Mang Thai
  • Vitamin
  • Đang Mang Thai
  • Giới Thiệu
  • Chính Sách Bảo Mật
  • Liên Hệ

Copyright © 2021 Bác sĩ dinh dưỡng | Powered by Bác sĩ dinh dưỡng

No Result
View All Result
  • Home
  • Dinh Dưỡng Bệnh Lý
  • Dinh Dưỡng Cho Bé
  • Dinh Dưỡng Cho Mẹ
  • Kiến Thức Dinh Dưỡng
  • Tài Liệu Dinh Dưỡng

Copyright © 2021 Bác sĩ dinh dưỡng | Powered by Bác sĩ dinh dưỡng