• Home
  • Dinh Dưỡng Bệnh Lý
  • Dinh Dưỡng Cho Bé
  • Dinh Dưỡng Cho Mẹ
  • Kiến Thức Dinh Dưỡng
  • Tài Liệu Dinh Dưỡng
No Result
View All Result
  • Home
  • Dinh Dưỡng Bệnh Lý
  • Dinh Dưỡng Cho Bé
  • Dinh Dưỡng Cho Mẹ
  • Kiến Thức Dinh Dưỡng
  • Tài Liệu Dinh Dưỡng
No Result
View All Result
Bác Sỹ Dinh Dưỡng
No Result
View All Result

Sữa mẹ vắt ra để được bao lâu ở ngoài?

Tường Vi by Tường Vi
25/06/2023

Cho con bú trực tiếp dòng sữa thơm ngon chảy ra từ bầu ngực của mẹ luôn được khuyến khích. Nhưng trong một số trường hợp, chẳng hạn như mẹ đi vắng hoặc con bú không hết thì mẹ buộc phải vắt sữa vào bình hoặc túi để nhờ người nhà cho bé bú. Việc sữa mẹ vắt ra để được bao lâu ở ngoài là mối quan tâm của nhiều bà mẹ.

NỘI DUNG

  • 1 Sữa mẹ vắt ra để được bao lâu ở ngoài?
  • 2 Lưu ý khi bảo quản sữa mẹ ở nhiệt độ phòng
    • 2.1 Trước khi vắt
    • 2.2 Sau khi vắt
  • 3 Sữa mẹ vắt ra ở ngoài có cần phải hâm lại cho ấm?

Sữa mẹ vắt ra để được bao lâu ở ngoài?

Việc sữa mẹ bảo quản an toàn trong bao lâu phụ thuộc vào: lượng sữa, nhiệt độ phòng khi vắt sữa, sự dao động nhiệt độ trong tủ lạnh và tủ đông, độ sạch của môi trường. Theo hướng dẫn bảo quản sữa mẹ của CDC hoa kì, thời gian an toàn bảo quản sữa sẽ như trong hình bên dưới.

Như vậy, sữa mẹ vắt ra để được bao lâu ở ngoài? Câu trả còn tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể:

Nếu mới vắt hoặc hút ra, sữa mẹ có thể giữ được dưới 4 tiếng nếu nhiệt độ phòng thấp hơn 25 độ. Nếu mẹ chắc chắn con không thể bú hết trong 4 giờ sau khi vắt, mẹ nên trữ trong ngăn mát tủ lạnh (giữ được tốt nhất trong 4 ngày) hoặc cho trực tiếp vào ngăn đông để bảo quản trong 6 tháng (có thể lên đến 12 tháng nếu điều kiện bảo quản tốt).

Còn sau khi rã đông, ở nhiệt độ phòng, sữa mẹ chỉ giữ được dưỡng chất trong thời gian ngắn hơn, tốt nhất trong 1 – 2 giờ. Tương tự, nếu mẹ nghĩ bé không thể uống hết lượng sữa sau khi rã nên cho ngay vào tủ lạnh và dùng hết trong vòng 1 ngày, không rã đông lại mẹ nhé!

Với sữa trong bình bé đang bú dở, còn dư lại thì cũng có thể để trong vòng 2 tiếng dù trong môi trường bảo quản nào. Nếu dư nữa mẹ nên bỏ đi, không cấp đông hoặc giữ trong ngăn mát để trẻ bú lại. Để tránh lãng phí, mẹ hãy vắt ra bình lượng sữa vừa đủ cho 1 cữ của bé.

Lưu ý khi bảo quản sữa mẹ ở nhiệt độ phòng

Trước khi vắt

  • Rửa tay bằng xà phòng và nước. Nếu không có xà phòng và nước, hãy sử dụng chất khử trùng tay có độ cồn ít nhất là 16 độ.
  • Các mẹ có thể hút sữa bằng tay hoặc máy hút sữa (bằng tay hoặc bằng điện)
  • Nếu sử dụng máy hút sữa, kiểm tra bộ hút và đường ống đảm bảo sạch sẽ. Bỏ hoặc thay thế ống bị mốc.
  • Nếu dùng chung máy hút sữa, hãy làm sạch dụng cụ trước khi hút.

Sau khi vắt

  • Sử dụng bình sạch để đựng. Đảm bảo bình có nắp kín để đậy. Tránh các bình có kí hiệu tái chế số 7, biểu tượng này cho thấy chai có thể được làm bằng nhựa chứa BPA.
  • Không bao giờ bảo quản sữa mẹ trong túi dùng một lần hoặc túi không phải để trữ sữa mẹ.
  • Có thể bảo quản sữa mới vắt hoặc hút trong thời gian khuyến nghị để đảm bảo sữa có chất lượng tốt nhất: Dưới 4 tiếng ở nhiệt độ phòng, dưới 4 ngày trong ngăn mát tủ lạnh và dưới 6 tháng trong ngăn đá tủ lạnh (có thể đến 12 tháng)
  • Nếu mẹ biết rằng sữa không thể dùng trong vòng 2 tiếng thì bỏ ngay vào ngăn mát dùng trong 4 ngày, nếu không dùng hết nữa thì cho vào ngăn đông tủ lạnh ngay.

Sữa mẹ vắt ra ở ngoài có cần phải hâm lại cho ấm?

Không nhất thiết phải hâm nóng sữa mẹ. Có thể cho bé bú ở nhiệt độ phòng hoặc lạnh.

Một số lưu ý khi mẹ muốn hâm nóng sữa mẹ:

  • Túi/bình đựng phải kín
  • Cho túi/bình kín vào bát nước ấm hoặc đặt dưới vòi nước ấm (không dùng nước nóng) trong vài phút.
  • Kiểm tra nhiệt độ của sữa trước khi cho bé bú bằng cách dùng nhiệt kế, nhỏ một vài giọt lên cổ tay hoặc mu bàn tay. Tuyệt đối không dùng lưỡi để nếm hoặc thử nhiệt độ bằng ngón tay chỏ.
  • Không đun sữa mẹ trực tiếp trên bếp hoặc lò vi sóng.
  • Xoay bình sữa để trộn đều chất béo đã bị tách ra.

Bài viết trên đây đã có đấy đủ thông tin khoa học về việc bảo quản sữa mẹ ở nhiệt độ phòng. Bác sĩ thấu hiểu rằng với cuộc sống bận rộn ngày nay, việc cho bé bú sữa mẹ gặp nhiều khó khăn hơn. Vì những ưu điểm vượt trội của sữa mẹ so với sữa công thức. Những bà mẹ quyết tâm cho cho con nhận được nguồn dinh dưỡng tối ưu từ sữa mẹ đã là quá tuyệt vời rồi. Bé bú mẹ trực tiếp vẫn là tốt nhất. Nhưng bài viết sẽ rất hữu ích nếu mẹ muốn lưu giữ sữa để trong những trường hợp mẹ bận, mẹ ở xa bé….Chúc mẹ luôn giữ được những dòng sữa ngọt lành cho sự phát triển toàn diện của bé yêu.

Tìm hiểu thêm kiến thức sau sinh và cho con bú tại đây.

Nguồn tham khảo: cdc.gov

Bác sĩ Vi Thị Tươi

Rate this post
Tường Vi

Tường Vi

Related Posts

Uống sữa hạt có tăng cân không
Kiến Thức Dinh Dưỡng

Uống sữa hạt có tăng cân không?

19/09/2023
Canxi – Khoáng chất có khối lượng lớn nhất trong cơ thể
Khoáng Chất

Canxi – Khoáng chất có khối lượng lớn nhất trong cơ thể

25/06/2023
Kali – những điều cần biết
Khoáng Chất

Kali – những điều cần biết

25/06/2023
Cách bổ sung Vitamin D3 cho bé yêu
Vitamin

Cách bổ sung Vitamin D3 cho bé yêu

25/06/2023
Next Post
Hiểu đúng biểu đồ tăng trưởng và cách đo các chỉ số

Hiểu đúng biểu đồ tăng trưởng và cách đo các chỉ số

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÀI VIẾT MỚI

  • Uống sữa hạt có tăng cân không?
  • Sữa mẹ vắt ra bé uống không hết để được bao lâu?
  • Đánh bài ăn tiền Hull City AFC đang liên kết với nhà cái nào?
  • Canxi – Khoáng chất có khối lượng lớn nhất trong cơ thể
  • Kali – những điều cần biết

GIỚI THIỆU

Bacsidinhduong.info chia sẻ kiến thức Dinh Dưỡng đến mọi người. Mang lại tư duy đúng đắn về dinh dưỡng cho cộng đồng.

CHUYÊN MỤC

  • Các Chất Sinh Năng Lượng
  • Dinh Dưỡng Bệnh Lý
  • Dinh Dưỡng Cho Bé
  • Dinh Dưỡng Cho Mẹ
  • Khoáng Chất
  • Kiến Thức Dinh Dưỡng
  • Nước
  • Sau Sinh Và Cho Con Bú
  • Tài Liệu Dinh Dưỡng
  • Theo Độ Tuổi
  • Tin Tức
  • Trước Mang Thai
  • Vitamin
  • Đang Mang Thai
  • Giới Thiệu
  • Chính Sách Bảo Mật
  • Liên Hệ

Copyright © 2021 Bác sĩ dinh dưỡng | Powered by Bác sĩ dinh dưỡng

No Result
View All Result
  • Home
  • Dinh Dưỡng Bệnh Lý
  • Dinh Dưỡng Cho Bé
  • Dinh Dưỡng Cho Mẹ
  • Kiến Thức Dinh Dưỡng
  • Tài Liệu Dinh Dưỡng

Copyright © 2021 Bác sĩ dinh dưỡng | Powered by Bác sĩ dinh dưỡng