• Home
  • Dinh Dưỡng Bệnh Lý
  • Dinh Dưỡng Cho Bé
  • Dinh Dưỡng Cho Mẹ
  • Kiến Thức Dinh Dưỡng
  • Tài Liệu Dinh Dưỡng
No Result
View All Result
  • Home
  • Dinh Dưỡng Bệnh Lý
  • Dinh Dưỡng Cho Bé
  • Dinh Dưỡng Cho Mẹ
  • Kiến Thức Dinh Dưỡng
  • Tài Liệu Dinh Dưỡng
No Result
View All Result
Bác Sỹ Dinh Dưỡng
No Result
View All Result

Tháp Dinh dưỡng hợp lý của Viện Dinh dưỡng Quốc gia

Tường Vi by Tường Vi
25/06/2023

Tháp dinh dưỡng là mô hình hướng dẫn về số lượng và loại thực phẩm cần tiêu thụ trong một ngày để đảm bảo có một chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Tùy theo nhu cầu của từng đối tượng, mà Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam có những hướng dẫn khác nhau. Dưới đây là tháp dinh dưỡng theo từng lứa tuổi cụ thể:

NỘI DUNG

    • 0.1 Tháp Dinh dưỡng hợp lý cho trẻ em 3 – 5 tuổi (giai đoạn 2016 – 2020)
    • 0.2 Tháp Dinh dưỡng hợp lý cho trẻ em 6 – 11 tuổi (giai đoạn 2016 – 2020)
    • 0.3 Tháp Dinh dưỡng hợp lý cho trẻ em 12 – 14 tuổi (giai đoạn 2016 – 2020)
    • 0.4 Tháp Dinh dưỡng hợp lý cho người trưởng thành (giai đoạn 2016 – 2020) 
  • 1 Tháp Dinh dưỡng hợp lý cho phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú (giai đoạn 2016 – 2020)
    • 1.1 Hướng dẫn sử dụng tháp dinh dưỡng
      • 1.1.1 Các tầng tháp dinh dưỡng hợp lý
      • 1.1.2 Đơn vị ăn của thực phẩm trong tháp dinh dưỡng

Tháp Dinh dưỡng hợp lý cho trẻ em 3 – 5 tuổi (giai đoạn 2016 – 2020)

Mức tiêu thụ trung bình cho một trẻ trong một ngày:

Tháp Dinh dưỡng hợp lý cho trẻ em 6 – 11 tuổi (giai đoạn 2016 – 2020)

Mức tiêu thụ trung bình cho một trẻ trong một ngày:

Tháp Dinh dưỡng hợp lý cho trẻ em 12 – 14 tuổi (giai đoạn 2016 – 2020)

Mức tiêu thụ trung bình cho một trẻ trong một ngày:

Tháp Dinh dưỡng hợp lý cho người trưởng thành (giai đoạn 2016 – 2020) 

Mức tiêu thụ trung bình cho một người trưởng thành trong một ngày:

Tải về: Tại đây

Tháp Dinh dưỡng hợp lý cho phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú (giai đoạn 2016 – 2020)

Mức tiêu thụ trung bình cho một phụ nữ có thai hoặc cho con bú trong một ngày:

Tải về: Tại đây

Hướng dẫn sử dụng tháp dinh dưỡng

Tháp dinh dưỡng gồm có 2 phần:

  • Phần thứ nhất là các tầng tháp sắp xếp theo số lượng thực phẩm cần ăn.
  • Phần thứ 2 gồm số lượng đơn vị ăn của các thực phẩm ở từng tầng, cùng hình ảnh minh họa một đơn vị ăn của mỗi thực phẩm. Các loại thực phẩm cùng đơn vị có thể thay đổi với nhau trong cùng một tầng.

Các tầng tháp dinh dưỡng hợp lý

Tháp dinh dưỡng hợp lý có chân tháp rộng ở dưới và đỉnh tháp nhọn ở trên, tương ứng với số lượng thực phẩm cần ăn trong một ngày. Thực phẩm ở chân tháp cần được tiêu thụ với số lượng nhiều hơn thực phẩm ở đỉnh tháp.

Từ đỉnh đến chân tháp gốm các tầng:

  • Tầng thứ 1 gồm 2 nhóm gia vị là muối và đường (đồ ngọt).
  • Tầng thứ 2 gồm các thực phẩm cung cấp chất béo là dầu, mỡ, bơ.
  • Tầng thứ 3 là sữa và chế phẩm của sữa.
  • Tầng thứ 4 là các thực phẩm giàu đạm gồm thịt, thủy sản, trứng và đậu, đỗ.
  • Tầng thứ 5 là các loại ngũ cốc – nguồn năng lượng chính của cơ thể.
  • Tầng thứ 6 là rau và quả – nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ.
  • Tầng thứ 7 là nước.

Ngoài ra, hoạt động thể lực được thể hiện ở chân tháp, đây là hoạt động cần thiết song song với chế độ ăn hợp lý để đảm bảo phát triển tối ưu cho trẻ và duy trì sức khỏe cho người trưởng thành.

Đơn vị ăn của thực phẩm trong tháp dinh dưỡng

Để ước lượng số lượng thực phẩm cần ăn, và dễ dàng áp dụng,  số lượng thực phẩm được quy đổi thành các đơn vị ăn. Thực phẩm có cùng đơn vị có thể thay thế cho nhau trong cùng một tầng.

Ví dụ: Trẻ 3 – 5 tuổi, khuyến cáo sử dụng 4 đơn vị sữa mỗi ngày. Một đơn vị sữa tương đương 100ml sữa tươi, hoặc 1 hũ sữa chua, 1 miếng phomai 15g. Tức là 1 ngày bé có thể ăn:

  • Uống 400ml sữa tươi, hoặc
  • Uống 400ml sữa tươi, 1 hũ sữa chua và 1 miếng phomai,hoặc
  • Uống 100ml sữa tươi, 1 sữa chua và 2 miếng phomai…

Chỉ cần lựa chọn các thực phẩm tương tự trong cùng nhóm, thay đổi để phù hợp với số lượng đã được đưa ra trong bảng là sẽ dễ dàng có được thực đơn mỗi ngày cho từng đối tượng..

Hy vọng đây sẽ là một công cụ hữu ích cho cộng đồng trong việc chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ lứa tuổi tiền học đường.

Nguồn: viendinhduong.vn

Bác sĩ Vi Thị Tươi

Rate this post
Tường Vi

Tường Vi

Related Posts

Uống sữa hạt có tăng cân không
Kiến Thức Dinh Dưỡng

Uống sữa hạt có tăng cân không?

19/09/2023
Canxi – Khoáng chất có khối lượng lớn nhất trong cơ thể
Khoáng Chất

Canxi – Khoáng chất có khối lượng lớn nhất trong cơ thể

25/06/2023
Kali – những điều cần biết
Khoáng Chất

Kali – những điều cần biết

25/06/2023
Cách bổ sung Vitamin D3 cho bé yêu
Vitamin

Cách bổ sung Vitamin D3 cho bé yêu

25/06/2023
Next Post
Sữa mẹ vắt ra để được bao lâu ở ngoài?

Sữa mẹ vắt ra để được bao lâu ở ngoài?

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÀI VIẾT MỚI

  • Uống sữa hạt có tăng cân không?
  • Sữa mẹ vắt ra bé uống không hết để được bao lâu?
  • Đánh bài ăn tiền Hull City AFC đang liên kết với nhà cái nào?
  • Canxi – Khoáng chất có khối lượng lớn nhất trong cơ thể
  • Kali – những điều cần biết

GIỚI THIỆU

Bacsidinhduong.info chia sẻ kiến thức Dinh Dưỡng đến mọi người. Mang lại tư duy đúng đắn về dinh dưỡng cho cộng đồng.

CHUYÊN MỤC

  • Các Chất Sinh Năng Lượng
  • Dinh Dưỡng Bệnh Lý
  • Dinh Dưỡng Cho Bé
  • Dinh Dưỡng Cho Mẹ
  • Khoáng Chất
  • Kiến Thức Dinh Dưỡng
  • Nước
  • Sau Sinh Và Cho Con Bú
  • Tài Liệu Dinh Dưỡng
  • Theo Độ Tuổi
  • Tin Tức
  • Trước Mang Thai
  • Vitamin
  • Đang Mang Thai
  • Giới Thiệu
  • Chính Sách Bảo Mật
  • Liên Hệ

Copyright © 2021 Bác sĩ dinh dưỡng | Powered by Bác sĩ dinh dưỡng

No Result
View All Result
  • Home
  • Dinh Dưỡng Bệnh Lý
  • Dinh Dưỡng Cho Bé
  • Dinh Dưỡng Cho Mẹ
  • Kiến Thức Dinh Dưỡng
  • Tài Liệu Dinh Dưỡng

Copyright © 2021 Bác sĩ dinh dưỡng | Powered by Bác sĩ dinh dưỡng