• Home
  • Dinh Dưỡng Bệnh Lý
  • Dinh Dưỡng Cho Bé
  • Dinh Dưỡng Cho Mẹ
  • Kiến Thức Dinh Dưỡng
  • Tài Liệu Dinh Dưỡng
No Result
View All Result
  • Home
  • Dinh Dưỡng Bệnh Lý
  • Dinh Dưỡng Cho Bé
  • Dinh Dưỡng Cho Mẹ
  • Kiến Thức Dinh Dưỡng
  • Tài Liệu Dinh Dưỡng
No Result
View All Result
Bác Sỹ Dinh Dưỡng
No Result
View All Result

Thiếu chất đường bột cơ thể sẽ ra sao?

Tường Vi by Tường Vi
25/06/2023

Chất bột đường chiếm phần lớn trong tổng năng lượng. Trung bình 55 – 66% khẩu phần năng lượng mỗi ngày. Nhiều chế độ ăn kiêng hiện nay cắt giảm chất bột đường để giảm cân hoặc vì bệnh lý nào đó. Nhiều người lo lắng không biết thiếu chất đường bột cơ thể sẽ ra sao? Hãy ùng bác sĩ tìm hiểu trong bài viết này nhé!

NỘI DUNG

  • 1 Vai trò của chất bột đường
  • 2 Thiếu chất bột đường cơ thể sẽ ra sao?
  • 3 Chọn chất bột đường như thế nào?
  • 4 Kết luận

Vai trò của chất bột đường

Nhu cầu chất bột đường trung bình hằng ngày cần chiếm khoảng 55 – 60% tổng năng lượng. Bạn có thể ước lượng thực phẩm chứa chất bột đường bằng một nắm tay cho mỗi bữa. Chiếm phần lớn nhu cầu năng lượng do chất bột đường có vai trò quan trọng:

  • Chất bột đường cung cấp năng lượng chính cho hoạt động của tất cả các tế bào trong cơ thể. Có ba loại tế bào trong cơ thể chỉ sử dụng chất bột đường làm nguyên liệu sinh năng lượng: tế bào não ; tế bào hồng cầu và cơ. Vì vậy, chất bột đường cần thiết cho cả hoạt động thể lực của cơ bắp lẫn các hoạt động trí tuệ của tế bào não.
  • Chất bột đường tham gia cấu trúc tế bào; dưới dạng kết hợp với các nguyên tố khác như phospho, lipid…

Ngay cả khi ăn kiêng, chất bột đường cũng không nên giảm dưới 50% năng lượng khẩu phần. Như vậy mới đảm bảo được hoạt động bình thường bảo vệ sự toàn vẹn của hệ thần kinh, tuần hoàn và cơ bắp.

Thiếu chất bột đường cơ thể sẽ ra sao?

Sau khi ăn, lượng đường trong máu tăng, đường được dự trữ trong gan và cơ dưới dạng glycogen. Kho dự trữ ở gan và cơ có giới hạn. Nếu đường vẫn tăng thì được chuyển thành mỡ dự trữ. Xa bữa ăn, đường trong máu giảm. Gan sẽ dị hóa glycogen tạo thành glucose cung cấp năng lượng cho tế bào não và hồng cầu; cơ dị hóa glycogen tạo glucose cung cấp năng lượng cho cơ.

Nếu khẩu phần ăn thiếu chất bột đường, làm tổng năng lượng nạp vào ít hơn năng lượng tiêu hao; thì bạn vẫn đạt được mục đích giảm cân. Nhưng giảm cân có giảm cân tích cực và giảm cân tiêu cực. Cắt bỏ bột đường là cách giảm cân tiêu cực. Bạn sẽ gặp phải nhiều vấn đề:

  • Các dấu hiệu hạ đường huyết: bủn rủn tay chân, hoa mắt, chóng mặt, vã mồ hôi, mệt mỏi…
  • Hồng cầu không có năng lượng để thực hiện đầy đủ chức năng, dẫn đến hạn chế khả năng trao đổi khí.
  • Ảnh hưởng đến khả năng làm việc trí óc, dễ bị suy giảm trí nhớ, thay đổi tâm trạng, stress…

Nhiều người cắt bỏ chất bột đường, thay thế bằng thực phẩm giàu đạm và chất béo vì nghĩ rằng đường làm tăng cân. Họ không biết là ăn quá nhiều hai chất này cũng dễ tăng cân. Mặt khác, gan và thận phải tăng áp lực chuyển hóa và thải các sản phẩm chuyển hóa của chất đạm và béo. Lâu dài có thể suy giảm chức năng gan, thận.

Một số bệnh nhân đái tháo đường hoặc bị rối loạn đường huyết cắt giảm đường ăn vào vì sợ tăng đường huyết trong máu. Nhưng biến chứng hạ đường nguy hiểm hơn biến chứng tăng đường huyết nhiều. Và nếu biết cách lựa chọn thực phẩm, kết hợp vận động và dùng thuốc hợp lý thì vẫn kiểm soát đường huyết được tốt.

Chọn chất bột đường như thế nào?

Chất bột đường thường được phân làm hai nhóm chính:

  • Đường đơn giản:
    • Là những loại đường chứa 1 – 2 phân tử đường trong cấu trúc.
    • Gồm: Glucose, fructose, galactose, maltose, suctose, lactose.
    • Đường đơn giản dễ bị tiêu hóa và hấp thu, làm tăng đường huyết nhanh hơn, dễ đói khiến bạn ăn nhiều hơn. Đường này không tốt cho sức khỏe và dễ tích mỡ, dễ tăng cân.
    • Chứa nhiều trong các bánh kẹo ngọt, nước ngọt, nước ép, mứt, trái cây ngọt…
  • Đường phức tạp:
    • Là loại đường có trên 2 phân tử đường trong cấu trúc.
    • Trong thực phẩm gồm: tinh bột và chất xơ.
    • Chất đường bột trong thực phẩm tự nhiên thường ở dạng hỗn hợp, vừa có tinh bột và dạng xơ không hấp thu. Vì vậy các thực phẩm này sẽ tiêu hóa và hấp thu lâu hơn; tăng đường huyết chậm hơn; no lâu hơn; tốt cho sức khỏe và kiểm soát cân nặng hơn nếu ăn với lượng thích hợp.
    • Chứa nhiều trong các loại thực phẩm nguyên cám, gạo lứt, khoai lang, bắp, yến mạch, đậu đỗ, các loại củ quả…

Kết luận

Chất bột đường có vai trò rất quan trọng với cơ thể. Dù với mục đích giảm cân hay bệnh lý, vẫn không nên cắt bỏ đường bột. Cần dùng cân đối với các thực phẩm giàu đạm và chất béo khác.

Hãy lựa chọn các loại thực phẩm chứa đường phức tạp, tiêu hóa và hấp thu lâu hơn, tăng đường huyết chậm hơn, no lâu hơn, tốt cho sức khỏe và kiểm soát cân nặng tốt hơn nếu ăn với lượng thích hợp.

Hi vọng bài viết đã giải đáp thắc mắc của bạn về câu hỏi thiếu chất đường bột cơ thể sẽ ra sao? Bác sĩ chúc bạn khỏe đẹp đến từng tế bào với lối sống lành mạnh và chế độ ăn cân đối, phù hợp.

Đọc thêm các bài viết chia sẻ kiến thức dinh dưỡng tại đây.

Bác sĩ Vi Thị Tươi

Rate this post
Tường Vi

Tường Vi

Related Posts

Uống sữa hạt có tăng cân không
Kiến Thức Dinh Dưỡng

Uống sữa hạt có tăng cân không?

19/09/2023
Canxi – Khoáng chất có khối lượng lớn nhất trong cơ thể
Khoáng Chất

Canxi – Khoáng chất có khối lượng lớn nhất trong cơ thể

25/06/2023
Kali – những điều cần biết
Khoáng Chất

Kali – những điều cần biết

25/06/2023
Cách bổ sung Vitamin D3 cho bé yêu
Vitamin

Cách bổ sung Vitamin D3 cho bé yêu

25/06/2023
Next Post
Một số thực phẩm giàu vitamin A và Beta – caroten

Một số thực phẩm giàu vitamin A và Beta – caroten

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÀI VIẾT MỚI

  • Uống sữa hạt có tăng cân không?
  • Sữa mẹ vắt ra bé uống không hết để được bao lâu?
  • Đánh bài ăn tiền Hull City AFC đang liên kết với nhà cái nào?
  • Canxi – Khoáng chất có khối lượng lớn nhất trong cơ thể
  • Kali – những điều cần biết

GIỚI THIỆU

Bacsidinhduong.info chia sẻ kiến thức Dinh Dưỡng đến mọi người. Mang lại tư duy đúng đắn về dinh dưỡng cho cộng đồng.

CHUYÊN MỤC

  • Các Chất Sinh Năng Lượng
  • Dinh Dưỡng Bệnh Lý
  • Dinh Dưỡng Cho Bé
  • Dinh Dưỡng Cho Mẹ
  • Khoáng Chất
  • Kiến Thức Dinh Dưỡng
  • Nước
  • Sau Sinh Và Cho Con Bú
  • Tài Liệu Dinh Dưỡng
  • Theo Độ Tuổi
  • Tin Tức
  • Trước Mang Thai
  • Vitamin
  • Đang Mang Thai
  • Giới Thiệu
  • Chính Sách Bảo Mật
  • Liên Hệ

Copyright © 2021 Bác sĩ dinh dưỡng | Powered by Bác sĩ dinh dưỡng

No Result
View All Result
  • Home
  • Dinh Dưỡng Bệnh Lý
  • Dinh Dưỡng Cho Bé
  • Dinh Dưỡng Cho Mẹ
  • Kiến Thức Dinh Dưỡng
  • Tài Liệu Dinh Dưỡng

Copyright © 2021 Bác sĩ dinh dưỡng | Powered by Bác sĩ dinh dưỡng